Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tương lai, tiền mặt có còn được sử dụng?


     Các nền kinh tế sẽ ngày càng hạn chế sử dụng tiền mặt của Chính phủ tiến đến việc không dùng tiền mặt của Chính phủ trong thanh toán. Vì việc thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và cho nền kinh tế.
Trước hết phải kể đến tính thanh khoản, tiền ngân hàng (từ đây sẽ gọi chung cho các loại tiền dùng để thanh toán nhưng không phải tiền mặt) là loại tiền có tính thanh khoản cao thứ 2, chỉ đứng sau tiền mặt. Hiện nay, các nước phát triển thanh toán thông qua các dịch vụ thẻ, séc, … rất phổ biến. Tại Việt Nam, hình thức không dùng tiền mặt còn hạn chế do nhiều yếu tố như: tỷ lệ dân thành thị còn thấp, dịch vụ thanh toán chưa phát triển đến tận xã, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng với việc thanh toán không dùng tiền mặt do phải chi một phần tiền phí dịch vụ cho ngân hàng,…
Thứ hai là sự tiện lợi, an toàn. Chỉ việc mang theo một chiếc thẻ thanh toán đa năng thay vì mang theo cả bóp tiền như trước đây là chúng ta có thể thực hiện hầu hết tất cả giao dịch. Tính an toàn cũng cao hơn. Người dùng không cần phải lo nghĩ đến việc bị mất tiền, vì dù cho kẻ trộm có lấy được chiếc thẻ, nhưng không biết được mã bảo mật thì chiếc thẻ chỉ là một thứ đồ chơi.
Thứ ba là hạn chế tối đa nguy cơ hư hỏng tiền do các yếu tố khách quan. Mang theo thẻ thanh toán sẽ hạn chế các nguy cơ rách rã, cũ, ẩm móc,…
Thứ tư, đối với nền kinh tế, giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội; tăng nguồn vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất (do lượng tiền mặt trong lưu thông càng ít càng làm tăng hệ số tạo tiền); tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế của NHTW; giảm thiểu tối đa nguy cơ tiền giả,…
Chính vì vậy, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Những số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong các năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc hạ tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Năm 2006, tỷ lệ này là trên 17,2%. Cuối năm 2011, dự kiến tỷ lệ này xuống còn 13,5%.      
            Thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khi kinh tế phát triển. Đó cũng là lúc đào sâu hố giàu – nghèo, làm cho người nghèo càng khó tiếp cận đến các hình thức mới. Vì vậy, thanh toán không dùng tiền Chính phủ là một lộ trình dài, nhưng không phải là bất khả thi.

          Tài liệu tham khảo:
          1) Số liệu từ NHNN Việt Nam
          2) TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT LỢI ÍCH KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN.

Lạm phát và tăng trưởng cung tiền M2




Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Lạm phát (%)
7.39
8.30
23.12
7.05
8.86
Tăng trưởng M2 (%)
29.67
49.11
20.70
26.23
29.71





Biểu đồ trên biểu thị mức độ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 so với năm trước tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Hình 1). Điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là mức độ lạm phát ở năm 2008 đạt 23.12% (mức cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2010) và mức thấp nhất là 7.05% (năm 2009). Nhưng một thực tế khác là mức độ tăng cung tiền M2 tại năm 2008 là 20.70% (mức thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2010) và mức cao nhất là 49.11% vào 1 năm trước đó – 2007. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là liệu có tồn tại một mối quan hệ giữa hai biến số: mức độ tăng cung tiền M2 và chỉ số lạm phát?


Theo nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher, thì lượng tiền tệ đối với nền kinh tế được xác định dựa trên công thức:
PY = MV (1) hay M’ + V’ = P’ + Y’(2), suy ra P’ = M’ + V’ – Y’ (3)
Tại đó: M’ là tốc độ tăng tiền tệ; V’ là tốc độ tăng của vòng quay tiền tệ; P’ là tốc độ tăng giá (lạm phát); và Y’ là tốc độ tăng GDP theo giá không đổi.
          Fisher cho rằng V là nhân tố gần như bất biến trong thời gian ngắn và số lượng thu nhập danh nghĩa PY được quyết định bởi số lượng tiền tệ M. Từ đó giá cả hàng hóa biến động tùy thuộc vào số lượng tiền tệ trong lưu thông. Như vậy, theo (3), lạm phát sẽ phụ thuộc lớn vào mức tăng cung tiền (trong khi các yếu tố V, Y tương đối ổn định). Trên thực tế, Y’ của Việt Nam có xu hướng khó dự đoán trong những năm gần đây (Hình 3). Mặt khác, tuy vòng quay tiền tệ V của Việt Nam có xu hướng giảm dần giai đoạn trước từ 2006 về trước, nhưng từ năm 2007 đến nay, vòng quay tiền tệ có xu hướng biến động thất thường (Hình 4).
            Từ những phân tích trên, có thể kết luận: trong tức thời thì việc thay đổi cung tiền chưa thật sự ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát.
            Chính vì vậy, về cơ bản chúng ta có thể khẳng định, tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là kết quả tác động có độ trễ của việc tăng cung tiền M2. Theo phân tích của ANZ, đối với Việt Nam, tác động của tăng trưởng tín dụng đối với lạm phát có độ trễ 1 - 2 quý, trong khi tác động của tăng trưởng cung tiền có độ trễ từ 2 - 3 quý (với các nước phát triển trung bình là 1 năm). Với độ trễ như trên thì số liệu về tăng trường cung tiền M2 và tình hình lạm phát (2006 – 2010) là hai biến số có quan hệ cùng chiều với nhau. Việc tăng cung tiền quá mức lên đến 49.11% năm 2007 đã gây ra lạm phát 23.12% năm 2008. Ngay sau đó, cung tiền M2 giảm còn 20.7% năm 2008, kết quả là lạm phát năm 2009 cũng giảm còn 7.05%.




Nguồn:
1) World Bank: http://data.worldbank.org/country/vietnam
2) TS. Nguyễn Phi Lân – Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ, NHNN, Cầu tiền trong mối quan hệ với lạm phát và chính sách tiền tệ của Việt Nam.




Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG



I.                   Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đối lấy tiền của một nước khác (Paul Anthony Samuelson – Nhà kinh tế học người Mỹ).
Tỷ giá là một đồng tiền của một quốc gia nào đó bằng giá trị của một số lượng tiền của một quốc gia khác (Ralph Slatyer – Nhà kinh tế học người Úc).
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. (Wikipedia tiếng Việt).
Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng hoặc sức mua của các đồng tiền đó (Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, 2009, Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM).
II.                Tác động của tỷ giá đến ngoại thương
1.      Phá giá tiền tệ: xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
VDXK:           $ 1 = VND 20.000, 1 tấn gạo = 10.000.000đ = $ 500
                        $ 1 = VND 25.000, 1 tấn gạo = 10.000.000đ = $ 400
ð  Đẩy mạnh xuất khẩu, hàng hóa có tính cạnh tranh hơn do giá thành hạ.
VDNK:           $ 1 = VND 20.000, 1 máy tính = $ 800 = 16.000.000đ
S 1 = VND 25.000, 1 máy tính = $ 800 = 20.000.000đ
ð  Hạn chế nhập khẩu, mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp do chi phí tăng.
2.      Nâng giá nội tệ: xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
VDXK:           $ 1 = VND 20.000, 1 tấn gạo = 10.000.000đ = $ 500
                        $ 1 = VND 16.000, 1 tấn gạo = 10.000.000đ = $ 625
ð  Hạn chế xuất khẩu do giá thành tăng làm giảm tính cạnh tranh.
VDNK:           $ 1 = VND 20.000, 1 máy tính = $ 800 = 16.000.000đ
S 1 = VND 16.000, 1 máy tính = $ 800 = 12.800.000đ
ð  Đẩy mạnh nhập khẩu do chi phí thấp.
III.             Liên hệ Việt Nam
1.      Qua các năm: (nguồn: WB)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tỷ giá
15,337
15,602
15,717
15,863
16,055
16,145
16,494
17,171
18,932
Xuất khẩu (triệu USD)
16,706
20,149
26,485
32,447
39,826
48,561
62,685
57,096
72,192
Nhập khẩu (triệu USD)
17,760
22,730
28,772
34,886
42,602
58,999
75,468
64,703
77,339
CCXNK
(triệu USD)
-1,054
-2,581
-2,287
-2,439
-2,776
-10,438
-12,783
-7,607
-5,147


                        Nhận xét: Nhìn chung khi tỷ giá tăng (phá giá nội tệ) sẽ làm thu hẹp chênh lệch CCTM



2.      Ví dụ cụ thể
Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản số 74/TB-NHNN nâng tỷ giá giữa USD/VND thêm 9.30%, từ 18,932 lên 20,693.
Tác động: Cải thiện cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa 2010 lên tới 12.4 tỷ USD, bằng 17.3% kim ngạch xuất khẩu. Các nghiên cứu Vietstock cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, và việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện thâm hụt thương mại.
Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn khi hàng hóa sản xuất có sức cạnh tranh hơn, trong khi đó nhập khẩu sẽ giảm đi và cán cân thương mại được cải thiện.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPI, ODA, kiều hối và các chính sách thương mại khác.

Nguồn tham khảo:
1)      Wikipedia Tiếng Việt
2)      Báo điện tử Kiến thức
3)      World Bank
            4) Ngân hàng Nhà nước 

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

la làng buổi trưa

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa