Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Lạm phát và tăng trưởng cung tiền M2




Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Lạm phát (%)
7.39
8.30
23.12
7.05
8.86
Tăng trưởng M2 (%)
29.67
49.11
20.70
26.23
29.71





Biểu đồ trên biểu thị mức độ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 so với năm trước tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Hình 1). Điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là mức độ lạm phát ở năm 2008 đạt 23.12% (mức cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2010) và mức thấp nhất là 7.05% (năm 2009). Nhưng một thực tế khác là mức độ tăng cung tiền M2 tại năm 2008 là 20.70% (mức thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2010) và mức cao nhất là 49.11% vào 1 năm trước đó – 2007. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là liệu có tồn tại một mối quan hệ giữa hai biến số: mức độ tăng cung tiền M2 và chỉ số lạm phát?


Theo nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher, thì lượng tiền tệ đối với nền kinh tế được xác định dựa trên công thức:
PY = MV (1) hay M’ + V’ = P’ + Y’(2), suy ra P’ = M’ + V’ – Y’ (3)
Tại đó: M’ là tốc độ tăng tiền tệ; V’ là tốc độ tăng của vòng quay tiền tệ; P’ là tốc độ tăng giá (lạm phát); và Y’ là tốc độ tăng GDP theo giá không đổi.
          Fisher cho rằng V là nhân tố gần như bất biến trong thời gian ngắn và số lượng thu nhập danh nghĩa PY được quyết định bởi số lượng tiền tệ M. Từ đó giá cả hàng hóa biến động tùy thuộc vào số lượng tiền tệ trong lưu thông. Như vậy, theo (3), lạm phát sẽ phụ thuộc lớn vào mức tăng cung tiền (trong khi các yếu tố V, Y tương đối ổn định). Trên thực tế, Y’ của Việt Nam có xu hướng khó dự đoán trong những năm gần đây (Hình 3). Mặt khác, tuy vòng quay tiền tệ V của Việt Nam có xu hướng giảm dần giai đoạn trước từ 2006 về trước, nhưng từ năm 2007 đến nay, vòng quay tiền tệ có xu hướng biến động thất thường (Hình 4).
            Từ những phân tích trên, có thể kết luận: trong tức thời thì việc thay đổi cung tiền chưa thật sự ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát.
            Chính vì vậy, về cơ bản chúng ta có thể khẳng định, tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là kết quả tác động có độ trễ của việc tăng cung tiền M2. Theo phân tích của ANZ, đối với Việt Nam, tác động của tăng trưởng tín dụng đối với lạm phát có độ trễ 1 - 2 quý, trong khi tác động của tăng trưởng cung tiền có độ trễ từ 2 - 3 quý (với các nước phát triển trung bình là 1 năm). Với độ trễ như trên thì số liệu về tăng trường cung tiền M2 và tình hình lạm phát (2006 – 2010) là hai biến số có quan hệ cùng chiều với nhau. Việc tăng cung tiền quá mức lên đến 49.11% năm 2007 đã gây ra lạm phát 23.12% năm 2008. Ngay sau đó, cung tiền M2 giảm còn 20.7% năm 2008, kết quả là lạm phát năm 2009 cũng giảm còn 7.05%.




Nguồn:
1) World Bank: http://data.worldbank.org/country/vietnam
2) TS. Nguyễn Phi Lân – Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ, NHNN, Cầu tiền trong mối quan hệ với lạm phát và chính sách tiền tệ của Việt Nam.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét