Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tương lai, tiền mặt có còn được sử dụng?


     Các nền kinh tế sẽ ngày càng hạn chế sử dụng tiền mặt của Chính phủ tiến đến việc không dùng tiền mặt của Chính phủ trong thanh toán. Vì việc thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và cho nền kinh tế.
Trước hết phải kể đến tính thanh khoản, tiền ngân hàng (từ đây sẽ gọi chung cho các loại tiền dùng để thanh toán nhưng không phải tiền mặt) là loại tiền có tính thanh khoản cao thứ 2, chỉ đứng sau tiền mặt. Hiện nay, các nước phát triển thanh toán thông qua các dịch vụ thẻ, séc, … rất phổ biến. Tại Việt Nam, hình thức không dùng tiền mặt còn hạn chế do nhiều yếu tố như: tỷ lệ dân thành thị còn thấp, dịch vụ thanh toán chưa phát triển đến tận xã, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng với việc thanh toán không dùng tiền mặt do phải chi một phần tiền phí dịch vụ cho ngân hàng,…
Thứ hai là sự tiện lợi, an toàn. Chỉ việc mang theo một chiếc thẻ thanh toán đa năng thay vì mang theo cả bóp tiền như trước đây là chúng ta có thể thực hiện hầu hết tất cả giao dịch. Tính an toàn cũng cao hơn. Người dùng không cần phải lo nghĩ đến việc bị mất tiền, vì dù cho kẻ trộm có lấy được chiếc thẻ, nhưng không biết được mã bảo mật thì chiếc thẻ chỉ là một thứ đồ chơi.
Thứ ba là hạn chế tối đa nguy cơ hư hỏng tiền do các yếu tố khách quan. Mang theo thẻ thanh toán sẽ hạn chế các nguy cơ rách rã, cũ, ẩm móc,…
Thứ tư, đối với nền kinh tế, giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội; tăng nguồn vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất (do lượng tiền mặt trong lưu thông càng ít càng làm tăng hệ số tạo tiền); tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế của NHTW; giảm thiểu tối đa nguy cơ tiền giả,…
Chính vì vậy, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Những số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong các năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc hạ tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Năm 2006, tỷ lệ này là trên 17,2%. Cuối năm 2011, dự kiến tỷ lệ này xuống còn 13,5%.      
            Thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khi kinh tế phát triển. Đó cũng là lúc đào sâu hố giàu – nghèo, làm cho người nghèo càng khó tiếp cận đến các hình thức mới. Vì vậy, thanh toán không dùng tiền Chính phủ là một lộ trình dài, nhưng không phải là bất khả thi.

          Tài liệu tham khảo:
          1) Số liệu từ NHNN Việt Nam
          2) TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT LỢI ÍCH KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét